Sao chổi Halley
Sao chổi Halley

Sao chổi Halley

Sao chổi Halley (phiên âm: Ha-lây), tên được đặt chính thức là 1P/Halley một sao chổi được đặt tên theo nhà vật lý thiên văn học người Anh Edmund Halley, là một sao chổi có thể nhìn thấy cứ mỗi 75 đến 76 năm. Nó là sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ. Dù trong mỗi thế kỷ đều có nhiều sao chổi có chu kỳ dài xuất hiện với độ sáng và ngoạn mục hơn nhưng sao chổi Halley là một ngôi sao chổi chu kỳ ngắn có thể thấy rõ bằng mắt thường và do đó, là sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường chắc chắn có thể trở lại trong một đời người[1]. Sao chổi Halley xuất hiện lần cuối bên trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986, và sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.

Sao chổi Halley

Khoảng cách viễn nhật: 35,1 AU
Lần cận nhật kế tiếp (dự báo): 28 tháng 7 năm 2061
Chu kỳ theo sao: 75,3 Năm thiên văn
Kỷ nguyên: 2449400.5 (17 tháng 2 năm 1994)
Bán trục lớn: 17,8 AU
Độ lệch tâm quỹ đạo: 0,967
Độ nghiêng: 162.3°
Ngày phát hiện ra: 1758 (lần cần tâm được dự đoán đầu tiên)
Khoảng cách cận nhật: 0,586 AU
Tên gọi khác: Sao chổi Halley, 1P (xem Đặt tên dưới)
Lần cận nhật gần nhất: 9 tháng 2 năm 1986
Được phát hiện bởi: Tiền sử;
Đặt tên theo Edmund Halley